Về kỹ năng đặc định
Chế độ Kỹ năng Đặc định là một hệ thống được thiết lập nhằm cho phép nguồn nhân lực nước ngoài có kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhất định làm việc trong các ngành công nghiệp của Nhật Bản, nơi đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng.
Chế độ này được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 4 năm 2019, với mục tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài có thể ngay lập tức đóng góp vào công việc thực tế tại Nhật Bản.
Tư cách lưu trú theo diện Kỹ năng Đặc định được chia thành hai loại: “Kỹ năng Đặc định số 1”, dành cho lao động có kỹ năng cơ bản, và “Kỹ năng Đặc định số 2”, yêu cầu trình độ kỹ thuật cao hơn cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng hơn. Hai loại này có sự khác biệt về trình độ kỹ năng cũng như thời gian lưu trú.
Tổng quan về kỹ năng đặc định
Tư cách lưu trú “Kỹ năng Đặc định” được chia thành hai loại: “Kỹ năng Đặc định số 1” và “Kỹ năng Đặc định số 2”.
Kỹ năng Đặc định số 1
Là tư cách lưu trú dành cho những người làm việc trong các ngành nghề đặc thù, yêu cầu một mức độ kiến thức hoặc kinh nghiệm đáng kể.
Kỹ năng Đặc định số 2
Cần có kinh nghiệm với kỹ năng đặc định loại 1 và vượt qua kỳ thi kỹ năng nâng cao.
Những khác biệt khác được liệt kê dưới đây.
Kỹ năng Đặc định số 1 | Kỹ năng Đặc định số 2 | |
---|---|---|
Thời hạn thẻ ngoại kiều | Thời hạn tối đa được 5 năm (Được gia hạn mỗi 1 năm, 6 tháng hoặc 4 tháng) |
Không có giới hạn (Cần gia hạn mỗi 3 năm, 1 năm hoặc 6 tháng) |
Hỗ trợ | Cần thiết | Không cầ thiết |
Đồng hành cùng gia đình | Về cơ bản thì không được phép | Vợ/chồng và con có thể đi cùng nếu đáp ứng điều kiện. |
Trình độ tiếng Nhật | Được xác Nhật qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật | Không cần xác nhận qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật |
Ngành nghề | Chăm sóc người cao tuổi,Vệ sinh tòa nhà,Sản xuất sản phẩm trong nhà máy,Xây dựng,Đóng tàu và công nghiệp hàng hải,Hàng không,Khách sạn,Dịch vụ ăn uống,Bảo dưỡng ô tô,Nông nghiệp,Ngư nghiệp,Sản xuất thực phẩm và đồ uống,Vận tải ô tô,Lâm nghiệp,Đường sắt,Công nghiệp gỗ | Vệ sinh tòa nhà,Sản xuất sản phẩm trong nhà máy,Xây dựng,Đóng tàu và công nghiệp hàng hải,Hàng không,Khách sạn,Dịch vụ ăn uống,Bảo dưỡng ô tô,Nông nghiệp,Ngư nghiệp,Sản xuất thực phẩm và đồ uống |
16 ngành nghề đặc định:
1. Chăm sóc người cao tuổi
2. Vệ sinh tòa nhà
3. Sản xuất sản phẩm trong nhà máy
4. Xây dựng
5. Đóng tàu và công nghiệp hàng hải
6. Hàng không
7. Khách sạn
8. Dịch vụ ăn uống
9. Bảo dưỡng ô tô
10. Nông nghiệp
11. Ngư nghiệp
12. Sản xuất thực phẩm và đồ uống
13. Vận tải ô tô
14. Lâm nghiệp
15. Đường sắt
16. Công nghiệp gỗ
Các ngành từ (13) đến (16) đã được quyết định bổ sung mới vào ngày 29 tháng 3 năm 2024.

16 ngành nghề đặc định:
1. Chăm sóc người cao tuổi
2. Vệ sinh tòa nhà
3. Sản xuất sản phẩm trong nhà máy
4. Xây dựng
5. Đóng tàu và công nghiệp hàng hải
6. Hàng không
7. Khách sạn
8. Dịch vụ ăn uống
9. Bảo dưỡng ô tô
10. Nông nghiệp
11. Ngư nghiệp
12. Sản xuất thực phẩm và đồ uống
13. Vận tải ô tô
14. Lâm nghiệp
15. Đường sắt
16. Công nghiệp gỗ
Các ngành từ (13) đến (16) đã được quyết định bổ sung mới vào ngày 29 tháng 3 năm 2024.

Sự khác biệt giữa Thực tập sinh kỹ năng và Kỹ năng đặc định
Mục đích của Thực tập sinh kỹ năng là chuyển giao công nghệ, kỹ năng và kiến thức của Nhật Bản cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Trong khi đó, Kỹ năng đặc định được thiết lập nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng trong một số ngành nghề tại Nhật Bản.
Do đó, người lao động theo diện Kỹ năng đặc định có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lao động phổ thông. Ngược lại, Thực tập sinh kỹ năng không được phép thực hiện công việc lao động phổ thông.
Thực tập sinh kỹ năng (Loại hình do tổ chức giám sát) | Kỹ năng đặc định (số 1) | |
---|---|---|
Mục đích | Hợp tác quốc tế | Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực |
Tư cách lưu trú | Thực tập sinh kỹ năng | Kỹ năng đặc định |
Trình độ kỹ năng | Không có quy định | Cần có kiến thức hoặc kinh nghiệm ở mức tương đương |
Trình độ tiếng Nhật khi nhập cảnh | Không yêu cầu (Riêng ngành chăm sóc người cao tuổi yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4) |
Bài kiểm tra tiếng Nhật cơ bản của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản hoặc chứng chỉ JLPT N4 trở lên, … |
Tổ chức giám sát | Tổ chức được cấp phép bởi bộ trưởng phụ trách thực hiện công tác giám sát | Không yêu cầu (Các tổ chức hỗ trợ đăng ký hoặc tổ chức tiếp nhận sẽ hỗ trợ) |
Hạn ngạch tiếp nhận | Có hạn ngạch dựa trên tổng số nhân viên chính thức | Không có hạn ngạch (Trừ các lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi và xây dựng) |
Chuyển/thay đổi công việc | Về nguyên tắc là không được phép. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng như tổ chức thực hiện đào tạo bị phá sản, có thể chuyển công ty. | Có thể chuyển nghề trong cùng một lĩnh vực công việc. |
Quy trình tiếp nhận cơ bản
Dưới đây là quy trình từ khi tiếp nhận cho đến khi tuyển dụng:
Tổ chức tiếp nhận và Tổ chức hỗ trợ đăng ký
Yêu cầu đối với tổ chức tiếp nhận
1. Thuộc một trong 14 ngành nghề đặc định.
2. Không vi phạm các quy định của Luật Tiêu chuẩn Lao động trong vòng 5 năm gần đây.
3. Không có lao động bị sa thải ngoài ý muốn trong vòng 1 năm qua.
4. Lập kế hoạch hỗ trợ cho lao động nước ngoài diện Kỹ năng đặc định loại 1 và có hệ thống hỗ trợ phù hợp, bao gồm:
(Cung cấp hỗ trợ bằng ngôn ngữ mà lao động có thể hiểu.)
Tổ chức hỗ trợ đăng ký là gì? (Hiệp hội Future Create)
Tổ chức hỗ trợ đăng ký là cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động nước ngoài (tổ chức tiếp nhận). Họ thay mặt doanh nghiệp lập kế hoạch hỗ trợ và giúp lao động diện Kỹ năng đặc định loại 1 ổn định công việc một cách suôn sẻ.
Để trở thành tổ chức hỗ trợ đăng ký, cần phải được Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Lưu trú Nhật Bản cấp phép đăng ký.
Hỗ trợ và dịch vụ của Tổ chức hỗ trợ đăng ký
•Hướng dẫn trước khi bắt đầu làm việc
•Hỗ trợ tìm kiếm nơi ở phù hợp và hỗ trợ các hợp đồng cần thiết cho cuộc sống
•Cung cấp cơ hội học tiếng Nhật
•Giải quyết khiếu nại hoặc tư vấn
•Hỗ trợ chuyển việc nếu hợp đồng bị hủy do phía doanh nghiệp tiếp nhận
•Tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ
•Đưa đón khi nhập cảnh và xuất cảnh
•Định hướng về cuộc sống tại Nhật Bản
•Hỗ trợ đi cùng khi thực hiện các thủ tục hành chính
•Tạo điều kiện giao lưu với người Nhật


